Tại sao cần câu không có bảo hành ?

Cần câu lỗi do nhà sản xuất bạn có thể yêu cầu đổi mới với điều kiện cần câu bạn mua còn mới chưa sử dụng.

Cần câu không được bảo hành do những vấn đề sử dụng thường gặp được nhà sản xuất phân tích cụ thể trong bài sử dụng cần câu carbon

I. Vấn đề thường gặp

  1. Khớp cần gắn không vào:
    Trường hợp cần câu mới khớp nối còn quá bót, khó gắn lại. Khi gặp trên đừng cố ấn vào, nên dùng giấy nhám mịn quấn và xoay nhiều vòng cho tơi khi độ bót vừa phải.

2. Khớp cần rút không ra:
Khi lỡ ráp cần ấn quá chặt không rút ra, điều tối kỵ không nên dùng khoen làm điểm tựa vặn ra vì sẽ hư khoen..

Dùng băng keo điện quấn nhiều vòng 2 bên của 2 khúc cần câu, quấn thêm một vật dụng kèm vào, có thể như chiếc đũa sau đó vặn tròn rút ra.

Nếu vẫn không ra dùng máy sấy để làm nóng khớp cần (nhiệt độ vừa phải) khi có nhiệt độ nóng sẽ dễ rút ra hơn.

3. Gãy cần câu:

Điều đầu tiên là bình tĩnh.

Vì cần bị gãy điều có thể nối lại dễ dàng và cảm giác câu gần như bình thường.

Thường cần câu gãy là cần carbon đắt tiền và ruột rỗng dễ nối chỉ tốn chi phí khoản 100k đến 200k tiền nối cần nên các bạn lưu ý nhé.

4. Những lý do dẫn đến gãy cần câu:

Thông thường gãy cần không phải do nhà sản xuất nên bạn đừng cố đổ lỗi cho họ, vì thông số kỹ thuật sử dụng có ghi rõ trên cần. Sử dụng sai thông số sẽ gãy, nên cần nhìn nhận lại vấn đề kỹ thuật câu.

Người mới câu chưa nắm hết kỹ thuật câu và tâm lý câu chưa quen nên dính cá to hay hoảng giật quá mạnh, cũng dẫn đến gãy cần.

Xiết quá chặt mobin khi quá tải của cần máy không xả đề được và dính cá lớn kéo mạnh mà quên xả mobin.

Cố tình test thử cần, nếu cần không gãy cũng bị hư cầm (om cần). Giữa việc cá lớn kéo và việc cẩu vật nặng tác động đến cần hoàng toàn khác nhau.

Quen câu cần bạo lực cứng lúc mới chuyển qua câu cân carbon cao cấp dễ làm gãy cần, (nên xem hướng dẫn thao tác trước khi sử dụng).

Tùy trường hợp gãy cần bạn đã bỏ qua cảm giác đã mách bảo bạn …. nếu tin ý bạn sẽ cảm nhận được cảm giác là cần câu sắp gãy tại thời điểm cần gãy.

Quăng mồi nặng vượt thông số của cần câu ví dụ như sau: Nếu thông số ( lure 50g – 100g ) mà bạn quăng mồi nặng vượt quá 100g, nhứ 150 hay 200 gãy cần là điều tất yếu.

II. Phân tích và hiểu đúng thông số kỹ thuật cần.

  1. Đối với cần lure:
    Nếu thông số cần ( M, Line Pe 1.5 -2.5, lure 10g – 30g ): Trong đó (M) là độ cứng, ( Line Pe 1.5 – 2.5 ) là nên sử dụng dây dù Pe 1.5 – 2.5 , ( lure 10g – 30g ) Là con mồi bạn nên sử dụng nặng 10g đến 30g.

Khi bạn sử dụng mồi 10g thì trung bình bạn có thể quăng xa 15m đến 25m.

Nếu bạn sử dụng mồi 30g bạn có thể quăng xa 45m đến 55m.

Còn nếu bạn sử dụng mồi quá thông số như 50g – 70g có thể dẫn đến hư cần (om cần) hoặc gãy cần.

  1. Đối với đa số thông số cần câu:
    Bất kỳ cần câu nào cũng có 1 trong 2 thông số, hoặc cả 2 thông số sau:

Tải chì tối đa nghĩa là tổng trọng lượng chì cộng với trọng lượng mồi tối đa có thể dùng cho thao tác quăng mồi tính như sau:

Ví dụ: Ta có thông số ( Lure 60g – 100g ) là tải chì tối đa có thể sử dụng lúc quăng mồi là 100g, nhưng nếu câu trên thuyền thả mồi xuống độ sâu và kéo lên thì sử dụng 200g đến 400g cũng được.

Cần có thông số tải cá có trọng lượng với đơn vị quy đổi như sau: Thông số tải ( 25LB -50LB ) với 1LB = 450g, vậy đơn vị tính được quy đổi ( 25LB = 11,25kg và 50LB = 22,5kg ).

Nghĩa là cần câu có thể dìu bắt cá từ 11kg đến 22kg. ( bạn đừng nhầm với trọng lượng có thể nhấc bổng).

  1. Cách nghĩ sai lầm:
    Mang cần câu test thử cẩu được số ký càng nặng nghĩa là cần tốt…

Đó là cách làm và cách nghĩ rất sai lầm vì cần càng rẻ tiền kéo được số kí càng cao, nhưng có một nhược điểm rất lớn là quá nặng, độ nảy quá thấp, câu cá phản hồi cảm giác rất kém.

Cần carbon mắc tiền thì rất nhẹ, độ nảy cao, phản hồi cảm giác tốt, độ chịu tải thấp, dễ gãy khi thao tác sai (như hình minh hoạ trong bài).

Ví dụ:Thông số cần câu bắt cá 11kg đến 22kg vậy dính cá 30kg sẽ không thể bắt được … ?..

3.1. Kỹ thuật bắt cá:
Bạn vẫn có thể bắt được và tất cả phụ thuộc vào kỹ thuật bắt cá của bạn, không chỉ phụ thuộc hết vào cần câu mà còn phải là máy câu và cùng môi trường cùng thời gian.

Nếu bạn có kỹ thuật xiếc hoặc xả mobin linh hoạt, cá kéo mạnh máy tuông đề mượt mà và xiếc vừa phải để cá mau mệt sẽ bắt được cá lớn là không khó.

3.2. Cảm xúc :
Vấn đề tiếp theo là cảm xúc hồi hộp nếu bạn nếu thiếu bình tỉnh được sẽ dẫn đến sẩy cá.

Nếu như dính cá 11kg bạn mất khoản 20 phút để dìu bắt cá và dính cá 22kg bạn mất khoản 30 phút để bắt, thì dính cá 30kg bạn vẫn có thể bắt được nhưng mất khoảng 1 giờ.

thao tac gay can cau carbon

Hệ sinh thái của thương hiệu Câu Cá Giải Rượu gồm có:

Kênh Youtube: Câu Cá Giải Rượu

Kênh thông tin hướng dẫn địa chỉ phượt và câu cá

Kênh thông tin kết nối thông tin của cộng đồng

Fanpage – Nhóm: Câu Cá Giải Rượu (BẤM VÀO ĐÂY)

Link Fanpage: https://www.facebook.com/caucagiairuouthaivungtau/

Website: www.caucagiairuou.com

Số Phone Mua Hàng

0986 72 09 72 ( Có Zalo Luôn)

Nút Gọi